Trung tâm kĩ năng sống cho trẻ – Mầm Xanh

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Nhi
Lĩnh vực: Giáo dục
Cá nhân
Tiền Giang
Ngày đăng:
08:21 – 15/12/2016
Lượt xem:
18
Đơn vị:
Trường Đại học Tiền Giang
Lượt bình chọn:

Với ý tưởng lập ra một trung tâm vừa học vừa vui chơi dành cho trẻ em, với các trò chơi mang tính chất tập huấn kỹ năng sống gắn liền với các em và có thể áp dụng được trong thực tế. Ngoài ra thông qua các trò chơi có thể tạo cho các em có thêm tinh thần đoàn kết gắn kết giữa các em hơn và đặt biệt là gắn kết các thành viên trong gia đình, các bạn trong một tập thể với nhau, rèn tính đoàn kết, tinh thần đồng đội, các giao tiếp làm việc nhóm, tự tin năng động trước đông người, nắm các kĩ năng cơ bản dễ gặp phải trong cuộc sống.

Trước xu thế phát triển kinh tế như hiện nay, khi mà mức sống và thu nhập của người dân cũng dần tăng theo thì nhu cầu của con người cũng thay đổi theo. Người ta không chỉ quan tâm đến vấn đề ăn làm sao cho ngon, mặc làm sao cho ấm mà họ còn có xu hướng chuyển sang quan tâm đến sự nghỉ ngơi và giải trí cho gia đình sau những giờ làm việc căng thẳng và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con cái cũng đặt lên hàng đầu.Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều trẻ em thành phố, đô thị hiện nay được bố mẹ chăm sóc một cách kỹ quá mức và hệ lụy của việc nuông chiều ấy là đã làm mất đi tính tự lập của trẻ, làm cho trẻ trở nên lười nhác, ỷ lại cho người khác những việc có thể thực hiện trong tầm tay. Bên cạnh đó mặc dù điều kiện sống của các em ngày càng tốt hơn, nhưng việc giao lưu, chia sẻ, kết bạn…của trẻ dường như lại thu hẹp lại. Đầu tiên là việc tạo ra các kết nối trong gia đình, giữa bố mẹ và con cái. Thời gian bố mẹ dành cho con trẻ ngày càng eo hẹp. Do chú trọng đến vấn đề làm kinh tế, nên hầu hết các bố mẹ không có nhiều thời gian dành cho gia đình nhỏ của mình. Những chuyến đi công tác dài ngày, việc đi làm về muộn là chuyện bình thường trong xã hội hiện đại ngày nay. Ngay cả khi có mặt ở nhà, nhiều cha mẹ cũng không thể sắp xếp thời gian, để có thể tâm sự, trò chuyện cùng con trẻ. Hình ảnh một gia đình với bố mẹ ôm máy tính, nghe điện thoại, con cái vùi vào chơi game trên ipad không còn hiếm thấy và ngày càng phổ biến. Có một nghịch lý là: công nghệ ngày càng phát triển, mạng xã hội ngày càng phổ biến để giúp con người có thể trao đổi với nhau thuận lợi nhất, thì ngược lại việc trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ giữa người với người, sự quan tâm tới nhau trong các gia đình sử dụng công nghệ ngày càng kém đi. Cuối cùng những đứa trẻ cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình. Ngoài ra một nguyên nhân nữa dẫn đến việc trẻ em thành phố rất thiếu các kỹ năng sống cần thiết, đó là việc trẻ thực sự thiếu một môi trường để có thể học hỏi, giao lưu, tương tác và trải nghiệm. các trường học và chương trình giáo dục của nước ta dù đã có nhiều cố gắng cải cách, nhưng thực tế cho thấy phương pháp giảng dạy vẫn còn theo lối mòn cũ, lý thuyết vẫn được coi trọng hơn thực hành.
Do đó trên thị trường đang rất cần những lớp dạy kỹ năng sống cho các em nhưng hiện nay có rất ít các lớp mở ra và nếu đó thì những chương trình này được tổ chức với quy mô nhỏ và kinh nghiệm còn yếu nên đã làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em và làm cho các bác bậc phụ huynh nghi ngơi về chất lượng của những lớp này.
Hiểu được nhu cầu trên, nhóm quyết định thành lập trung tâm kỹ năng sống cho trẻ em làm đề tài dự thi.