LỜI KHUYÊN KHI HUY ĐỘNG VỐN

Chia sẻ của chủ tịch HĐQT Lakala – Công ty dịch vụ thanh toán lớn nhất Trung Quốc :

1. ĐỪNG NÊN TIN TƯỞNG NHỮNG THẦN THOẠI HUY ĐỘNG VỐN:

 Huy động vốn rất khó, hơn nữa cần có quá trình, không phải nhà đầu tư nào cũng chấm kế hoạch khởi nghiệp của bạn, nói chung chỉ có 1% số người khởi nghiệp có thể huy động được vốn.

 Đừng nên tin vào những câu chuyện thần thoại về huy động vốn:

 

 

 Đầu tiên, đừng nên tin vào những câu chuyện huy động vốn kiểu thần thoại, nếu có cũng chỉ là xác suất cực nhỏ. Do vậy, đó không phải là việc mà mọi người có thể trông đợi. Bạn cũng đừng nên tin vào những câu chuyện đánh giá giá trị công ty hay những khoản vốn khổng lồ được huy động đầy màu sắc. Trên trực tế, chúng đã được thổi phồng lên rất nhiều lần.

 

 Doanh nghiệp không huy động được vốn là chuyện bình thường:

 Nếu thống kê về các vụ huy động vốn được công bố hàng năm, hoặc đơn giản là lấy kim ngạch huy động được của các quỹ đầu tư trừ đi kim ngạch đầu tư bình quân, chúng ta sẽ rút ra được một kết luận, chỉ chưa đến 1% doanh nghiệp có thể huy động được vốn.

 

 

 Nếu không huy động được nguồn vốn, bạn cũng có thể cân nhắc việc thay đổi lộ trình khởi nghiệp, từ chỗ cá nhân khởi nghiệp đổi thành liên kết khởi nghiệp, cùng vài người bạn tâm đầu ý hợp góp vốn, đem ý tưởng ra thảo luận, sau đó nỗ lực theo đuổi một hướng, đợi đến khi công ty phát triển mới nghĩ đến việc tự khởi nghiệp, như vậy không chỉ có được sự bảo đảm về vốn, mà còn có được kinh nghiệm khởi nghiệp quý báu.

 

2. HUY ĐỘNG VỐN THẾ NÀO?

 Vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp thời kỳ đầu khởi nghiệp đa phần là thiếu tiền, so với việc chạy vạy khắp nơi để huy động vốn, tốt hơn hết hãy chuyên tâm vào nghiệp vụ chính, trước tiên phát huy tiềm lực cao nhất của bản thân, tự lực để huy động vốn với những dự án đã được nghiệm chứng.

 

 

 Hãy suy nghĩ kỹ mục đích sử dụng tiền rồi mới đi huy động vốn:

 Nhiều người khởi nghiệp cho rằng doanh nghiệp không phát triển được vì thiếu vốn. Thực ra, nhiều khi nút thắt của sự phát triển doanh nghiệp không nằm ở tiền . Nếu bản thân không hiểu rõ cần tiền để làm gì, tiêu như thế nào, bạn không thể nào huy động được vốn vừ những nhà đầu tư có hiểu biết sâu rộng và có cái nhìn tinh tế.

 

 

 Tôi không đồng ý ở việc vừa khởi nghiệp đã đi huy động vốn, thời kỳ đầu khởi nghiệp, thứ cần nhất là phải hiểu rõ ta muốn làm gì, làm ra sản phẩm mẫu. Phần tiền này là thứ tự bạn có thể giải quyết, cũng là vấn đề cần tự giải quyết.

 Khi đi huy động vốn, trước hết bạn phải suy nghĩ cho thấu đáo mô hình kinh doanh của bạn, mục đích sử dụng tiền rồi hãy đi huy động vốn:

 Nhiều khi nguyên nhân huy động vốn thất bại là vì bạn chưa rõ mình muốn làm gì. Nhà đầu tư chưa chắc là chuyên gia trong việc xem xét dự án. Họ xem rất nhiều dự án, học các mô hình phân tích chuyên nghiệp, những tiêu chuẩn cực kỳ rõ ràng để cân đo đong đếm dự án, họ chưa chắc biết công ty có thể làm được gì, nhưng họ biết công ty như thế nào sẽ không thể thành công. Vì thế khi mô hình kinh doanh của bạn không rõ ràng hoặc có khuyếm khuyết, họ chắc chắn sẽ từ chối đầu tư.

 

 

 Sau khi đã dốc toàn lực rồi mới nên đi huy động vốn:

 Theo nguyên tắc bạn phái phát huy toàn bộ tiềm lực của bản thân trước rồi mới cầu viện đến sự giúp đỡ của người khác. Nhà đầu tư sẽ nghĩ, nếu như bạn có thể giải quyết vậy tại sao lại không tự làm mà phải huy động vốn từ họ?

 

 

 Với những nhà đầu tư kiểu mạnh thường quân, nêu bạn chưa dốc hết sức mình, họ rất khó đầu tư cho bạn:

 > Thứ nhất, bạn phải dốc sức phát huy hết mọi tài nguyên hiện có, thậm chí đã phát huy mọi tiềm lực có thể huy động được của bản thân, người thân và bạn bè, thì khi đó tiền của nhà đầu tư mới tỏ ra hữu dụng với bạn.

> Thứ hai, hãy huy động vốn khu nó trở thành nút thắt duy nhất cho doanh nghiệp của bạn. Nhiều người khởi nghiệp đang vắt óc tìm cách huy động vốn, nhưng thực ra thứ họ cần lại không phải là tiền, so với việc chạy đôn chạy đáo để huy động vốn, phải trả lời mọi câu hỏi của nhà đầu tư, chi bằng hãy giải quyết cho xong những vấn đề mà không cần đến tiền vẫn có thể giải quyết được, sau đó mới tính đến chuyện khác.

 

 

 Tôi khuyên những người khởi nghiệp nên cố gắng dồn tâm lực vào nghiệp vụ, đến khi bất đắc dĩ hoặc khi cần huy động lượng vốn lớn thì hãy đi tìm nhà đầu tư. Tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp người khởi nghiệp vì quá mải mê việc huy động vốn mà khiến công ty làm ăn ngày càng sa sút, cuối cùng vốn chẳng huy động được mà sự nghiệp cũng lụi bại.

 

Hãy cố gắng nghiệm chứng ý tưởng của bạn nhiều nhất có thể:

 Hãy suy nghĩ từ một góc độ khác, giả sử bạn là nhà đầu tư, tôi đến hỏi bạn đầu tư tiền cho tôi, phản ứng đầu tiên của bạn là gì?

Chắc chắn là hoài nghi: Tôi có nên đầu tư tiền cho anh? Chuyện này có đáng tin? Việc anh nói có đáng tin? Việc anh muốn làm có thể làm được không?

 

 

 Điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất là ý tưởng của người khởi nghiệp có đáng tin, đã được nghiệm chứng trên quy mô hẹp hay chưa. Tất nhiên họ không thể đợi đến khi mọi ý tưởng đều được nghiệm chứng mới đầu tư, nhưng họ hy vọng ý tưởng đó được nghiệm chứng nhiều nhất có thể.

 

Huy động vốn phải tìm đúng người:

 Mỗi quỹ đầu tư có quy mô và định vị khác nhau, cho nên lĩnh vực đầu tư cũng như giai đoạn doanh nghiệp mà họ muốn đầu tư cũng không giống nhau, huy động vốn nhất định phải tìm đúng quỹ.

 Mỗi quỹ đầu tư đều có quy trình riêng và bạn phải tìm đúng người:

 

 

  Nhất là phải chú ý, nhiều giám đốc đầu tư cấp thấp vì muốn lôi kéo dự án sẽ tỏ ra hứng thú với dự án của bạn, khuyếch trương quyền lực của bản thân trong quỹ, nếu người khởi nghiệp không tinh anh sẽ dễ rơi vào bẫy của họ dẫn đến lãng phí thời gian. Thông thường , chỉ người góp vốn mới có thể phát huy vai trò trong quỹ, chỉ ủy ban quyết sách mới có thể đưa ra quyêt sách cuối cùng.

 

3. HUY ĐỘNG VỐN CÓ BÍ QUYẾT KHÔNG?

  Bí quyết của huy động vốn là phải dám chịu thiệt:

 Huy động vốn thành công là mục tiêu lớn nhất, đừng nên xét xét xem cổ phần hay giá cả thấp đi bao nhiêu, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thành công mới có thể đa phương cùng thắng.

 Bí quyết của huy động vốn là dám chịu thiệt:

 

 

 Nhà sáng lập luôn cho rằng doanh nghiệp của mình cực kỳ đáng giá, không muốn công ty bị đánh giá thấp. Thực ra nhà đầu tư hạ thấp giá trị công ty bạn chẳng liên quan đến sự công nhận của họ với giá trị công ty bạn. Công ty quỹ đầu tư vào bạn cũng là tổ chức kinh doanh muốn mua thấp bán cao.

 Khi đàm phán về giá trị của công ty, người khởi nghiệp thường chịu thiệt, một mặt là có sự chênh lệch về kinh nghiệm và trình độ, gần như đa số các trường hợp người khởi nghiệp huy động vốn là huy động lần đầu, nhưng đối với nhà đầu tư, công việc hàng ngày của họ chính là đầu tư, mặt khác nhiều người khởi nghiệp luôn cảm thấy mình đang cần tiền, nên lúng túng khi đàm phán về giá trị công ty, cũng như không biết phải đàm phán như thế nào.

 

 

Thực ra đàm phán huy động vốn ngoài bản thân dự án, nó giống với một cuộc đấu trí hơn. Theo tôi, người khởi nghiệp phải xem huy động vốn như cuộc hợp tác nghiệp vụ với đối tác, bản thân chịu thiệt một chút, để điều mà đối tác có được nhiều hơn mong đợi, thì hợp tác tự nhiên sẽ đạt được.

 

3 bí quyết của huy động vốn:

 Thân Âm từng nói với Giang Nam Xuân, đã tổng kết bí quyết huy động vốn của ông ấy, giá cả thấp một chút, quy mô huy động vốn nhỏ một chút, để rủi ro của nhà đầu tư giảm thấp nhất có thể , lợi ích thu được lớn nhất có thể, thêm vào đó là triển khai kết nối sớm một chút, thì cơ hội huy động vốn thành công sẽ tăng cao.

 

 Giá huy động vốn phải thấp một chút:

 Đánh giá công ty với người khởi nghiệp là sự phân tán cổ phần, giá trị công ty càng cao thì giá mà nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu cổ phần của doanh nghiệp sẽ càng nhiều. Đó là: 

 > Thứ nhất, với nhà đầu tư, điều đó đồng nghĩa với rủi ro, đánh giá giá trị công ty càng thấp, thì rủi ro đó cũng giảm. Thực ra nhà đầu tư đều biết rất rõ, thứ quan trọng với họ không phải là đầu tư bao nhiêu, mà không được đầu tư sai.

 

 

> Thứ hai, đối với công ty tốt , họ hoàn toàn không quá để ý giá trị của công ty. Khi đặc biệt để ý vào việc đánh giá này, có nghĩa họ không xác định công ty có thể thành công.

 Đàm phán về giá trị công ty chẳng khác gì về việc mua đồ, người bán muốn giá cao, còn kẻ mua đồ, người bán muốn giá cao, còn kẻ mua lại muốn giá thấp. Mô hình định giá chẳng qua là cách nói tránh của việc cò kè bớt một thêm hai, đừng nên quá tin vào mô hình định giá, giá giao dịch thành công chắc chắn là điểm gặp nhau về giá mà hai bên đều hài lòng.

 

 

 Cuộc huy động vốn đợt 2 của Lakala là lần đầu tiên tôi huy động vốn , trước đợt huy động diễn ra, Lôi Quân và Chu Lập Nam gợi ý cho tôi về giá trị của công ty , tôi rất không đồng ý, hỏi vặn tại sao lại rẻ mạt đến vậy. Hai người họ vì giữ thể diện cho tôi nên không nói gì thêm rồi đồng ý đẻ tôi huy động vốn theo giá mà tôi nghĩ là thỏa đáng.

 

 

 Kết quả là tôi đã đàm phán với hơn 20 nhà đầu tư và không ai đồng ý. Sau đó, Lôi Quân tìm tôi nói chuyện, giảng giải cho tôi quỹ đầu tư là gì, để tôi hiểu được logic của việc huy động vốn, nghe xong tôi cam tâm tình nguyện hạ giá trị công ty của mình xuống, kết quả tôi đã nhanh chóng huy động vốn thành công. Khi huy động vốn đợt 3, tôi đưa ra một mức giá hợp lý, và đã có được vốn sau chưa đầy một tháng.

 

 Đừng nên ảo tưởng chỉ cần huy động một lần là có thể giải quyết đủ nhu cầu vốn mà doanh nghiệp cần để phát triển tới mức mong muốn:

Cần nhận thức chính xác được độ khó của việc huy động vốn, không nên kỳ vọng có người đầu tư vốn mội lần là bạn đủ dùng một đời.

 

 

> Huy động vốn phải tiến hành từng đợt, có được một món tiền trong tay, phải thúc đẩy kế hoạch tiến đến một mốc mới, sau đó lại kiếm thêm món tiền khác để tiếp tục tiến đến cột mốc tiếp theo, đây mới là con đường đúng đắn.

 

 Thời gian huy động vốn phải thật sớm:

 

 

  Huy động vốn cần một quá trình, thông thường một đợt huy động vốn từ khi bắt đầu kiếm được tiền cho đến khi tiền vào tài khoản, chắc chắn sẽ phải mất 4 tới 5 tháng, đừng đợi đến khi đạn hết lương cạn mới vội vàng huy động vốn, vì chỉ mội sai lầm nhỏ cũng ảnh hưởng tới việc kinh doanh.

 

 

Trần Quang Thịnh