Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ và những điều cần lưu ý

Để có thể mang lại được lợi nhuận trong kinh doanh thì việc đầu tiên và cực kỳ quan trọng đó chính là lập kế hoạch kinh doanh. Đây chính là cách để bạn có thể tạo ra cho mình một hướng đi có thể giúp đạt đạt được những mục đích nhất định. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ để có tạo ra được những đột phá. 

Tại sao cần phải có kế hoạch kinh doanh?

Đây là một trong những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Bạn hãy tưởng tượng, bạn sẽ làm gì khi mình có một ý tưởng kinh doanh một quán cafe chẳng hạn. Rõ ràng một điều là chẳng ai sẽ vội vàng đi tìm mặt bằng, hoặc nguồn hàng ngay cả mà lúc này bạn cần đặt ra cho mình kế hoạch để thực hiện nó. 

Thực tế, thì việc kinh doanh chưa bao giờ là đơn giản và cũng chẳng có ai vội vã bắt đầu kinh doanh khi mà chưa tìm hiểu kỹ thị trường. Đó chính là lý do tại sao lại phải cần có một bản kế hoạch kinh doanh. 

Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ, tại sao cần phải có kế hoạch kinh doanh?
Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ, tại sao cần phải có kế hoạch kinh doanh?

Bản kế hoạch được lập ra để giúp bạn vẽ cho mình những lộ trình đi phía trước với những đường hướng rõ ràng để có thể nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp có thể và cũng giúp bạn tính toán, dự trù được những kinh phí trong quá trình kinh doanh. 

Một bản kế hoạch kinh doanh sẽ có thể giúp bạn thấy rõ được những vấn đề: 

  • Mục tiêu kinh doanh muốn hướng đến và những thành quả mà bạn có thể đạt được trong tương lai; 
  • Phân tích yếu tố thị trường và những đối tượng khách hàng mục tiêu; 
  • Vạch ra những kế hoạch và tài chính cần chi tiêu;
  • Các kế hoạch marketing, bán hàng nhằm thúc đẩy doanh thu;
  • Chiến lược về mặt nhân sự và cách thức hoạt động. 

Đây đều là những yếu tố mà bạn cần phải chú ý trong các cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ trước khi bước chân vào kinh doanh, việc đi đúng hướng, mức độ khả thi của chiến lược,… Tất cả sẽ giúp bạn có thể giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình kinh doanh. 

Những vấn đề cần tránh khi lên kế hoạch kinh doanh nhỏ

Trong quá trình lên kế hoạch ắt hẳn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, có những vấn đề cần bạn phải hết sức tránh trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh. 

  • Không nên đưa ra một kế hoạch kinh doanh quá dài hạn vì như thế có thể khiến bạn không bắt kịp được những thay đổi của thực tế. Hãy chia mục tiêu lớn và dài hạn của bạn thành những mục tiêu nhỏ và trong những mục tiêu nhỏ đó bạn có thể thay đổi để có thể phù hợp với thị trường tại thời điểm đó. 
  • Không nên tự tin quá mức vì thị trường sẽ có những rủi ro mà ngay chính bản thân bạn cũng sẽ không ngờ tới. Một bản kế hoạch đưa ra cần phải thực sự chi tiết về các khoản chi, vốn đầu tư và doanh thu dự kiến đạt được.
  • Không nên quá phụ thuộc vào sự độc đáo của loại hình kinh doanh mà bạn đã lựa chọn. Điều quan trọng nhất là bạn dự trù và đo lường được lợi ích kinh tế mà sản phẩm có thể đem lại, phải chú ý những rủi ro có thể gặp phải. 

Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ giúp bạn tạo đột phá trong kinh doanh

Dưới đây là các bước có thể giúp bạn lập bảng kế hoạch kinh doanh nhỏ một cách chi tiết giúp bạn tạo ra được những đột phá trong kinh doanh. 

1. Mục tiêu kinh doanh

Thực tế, kết quả kinh doanh vẫn cần phải tạo ra lợi nhuận. Hãy tạo ra cho mình những mục tiêu thật rõ ràng để tìm cách hướng đến. Kế hoạch đề ra sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi là bạn sẽ được những gì về tiền bạc, kinh nghiệm và thời gian. 

Làm thế nào có thể đo lường được mức độ hiệu quả? Các con số về doanh thu, lợi nhuận, nhân công,… Thời gian bạn bỏ ra để đạt được mục tiêu đều là những con số giúp bạn đo lường được hiệu quả trong quá trình kinh doanh. 

2. Phân tích thị trường

Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ hay lớn thì việc phân tích thị trường là yếu tố quan trọng
Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ hay lớn thì việc phân tích thị trường là yếu tố quan trọng

Cách lập bảng kế hoạch kinh doanh nhỏ cũng cần phải có hướng phân tích thị trường. Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua. Để có thể thành công và có thể đưa được sản phẩm của bạn đến tay khách hàng và đối tượng khách hàng nào bạn muốn hướng đến. 

Đánh giá thương hiệu cùng ngành và lĩnh vực là một trong những yếu tố cần thiết để bạn có thể đo lường được những hạn chế, rủi ro trong tương lai mà bạn có thể gặp phải từ đó có thể xác định được mức độ thành công của dự án. 

3. Xác định rủi ro, hạn chế và những điểm mạnh

Đây là một trong những yếu tố hàng đầu mà bạn cần chú ý khi định kinh doanh một sản phẩm nào đó. Bạn cần phải xác định được điểm mạnh của mình là gì, những hạn chế và rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh. 

4. Kế hoạch về tài chính

Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ thì tài chính là một trong những yếu tố quyết định. Bạn cần phải dự đoán được dòng tiền của bạn sẽ như thế nào trong những năm đầu kinh doanh, khi nào việc kinh doanh của bạn có thể đem lại được cân bằng thu chi, khi nào bạn có thể hoàn vốn,…

Nói một cách đơn giản nhất bạn cần phải đảm bảo rằng mình hoàn toàn có khả năng chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh như nhập hàng, mặt bằng, lương nhân viên,… Nếu không cân nhắc một cách kỹ càng thì dự án kinh doanh của bạn có thể bị sụp đổ nhanh chóng. 

5. Kế hoạch Marketing

Đây là một trong những vấn đề quan trọng và là những yếu tố hàng đầu cần phải quan tâm khi muốn thực hiện một ý tưởng kinh doanh nào đó. Hơn ai hết thì bạn có thể hiểu rõ được thế mạnh và những hạn chế của dự án trong quá trình kinh doanh. 

Ngoài ra, xác định rủi ro mà bạn có thể gặp phải đưa ra những phân tích và đánh giá thị trường để từ đó sẽ đưa ra những chiến lược quảng bá sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Trên đây là một số vấn đề liên quan tới cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ. Dù là mô hình kinh doanh nào đi chăng nữa thì việc lập kế hoạch là vô cùng quan trọng. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho bạn trong dự định kinh doanh sắp tới của mình.