Chiến lược là gì, làm thế nào để có một chiến lược kinh doanh hoàn hảo?

Chiến lược là gì mà tất cả các doanh nghiệp, những người làm marketing,… đều cần có. Cũng như để thành công trong một nhiệm vụ nào đó, mọi người đều cần đến những giải pháp, hướng đi để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Đặc biệt, trong thị trường ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, chiến lược kinh doanh không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực, công việc khác nhau. Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp trong bài viết này.

Chiến lược là gì?

Chiến lược giúp chúng ta tập hợp được các quyết định, các ý tưởng để có kết quả hoàn hảo nhất. Giúp cho các doanh nghiệp, những nhà marketing tìm ra được mục tiêu cũng như các cách để đạt được các mục tiêu đó.

Hiểu đơn giản hơn là khi chúng ta đã xác định được mục tiêu,chúng ta sẽ thực hiện các mục tiêu đó như thế nào? Chiến lược cũng có thể hiểu đơn giản hơn là chuỗi những hoạt động được thiết kế, thực hiện.. Nhằm tạo ra những ưu điểm cạnh tranh với các đối thủ về mặt lâu dài cho công ty.

Ví dụ 1 : Bạn là nhân viên bán sản phẩm nào đó, nhận được khách hàng phản hồi rằng sản phẩm không có tính năng gì nổi trội. Công ty cũng khẳng định công nghệ sản xuất thiết bị chỉ có thể sản xuất ra những sản phẩm như thế. Vậy để giải quyết được điều này, bạn và công ty chỉ có thể đưa ra các chiến lược, mà marketing hay sale không giải quyết được.

Chiến lược kinh doanh là gì
                                         Chiến lược kinh doanh là gì

Ví dụ 2: Công ty ABC có các sản phẩm tốt về mọi mặt, nhưng thái độ nhân viên không tốt. Làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, vì khách hàng không mua sản phẩm nữa. Lúc này doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược để tăng doanh thu cũng như xây dựng lại hình ảnh doanh nghiệp.

Vậy, tóm lại chiến lược bao gồm các chiến dịch và chiến thuật kinh doanh, là đề ra mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Sau đó là đề xuất các cách để thực hiện được mục tiêu đó. Nhằm giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, vượt mặt đối thủ cạnh tranh.

Vậy, các bạn cũng đã phân biệt được chiến dịch, chiến lược và chiến thuật. Đừng nhầm lẫn chúng nữa nhé! Hãy thể hiện mình là những doanh nghiệp hay những người làm marketing chuyên nghiệp. Hiểu và sử dụng đúng các thuật ngữ này đúng lúc đúng nơi nhé.

Làm thế nào để chiến lược của bạn trở nên hoàn hảo?

Xác định vị trí của doanh nghiệp

Để xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp, những nhà làm Marketing cần phân tích đối thủ cạnh tranh. Phân tích thị trường, phân tích người tiêu dùng..Nhằm biết được doanh nghiệp thân thuộc với người tiêu người đến mức nào ? Nơi nào ưa chuộng sản phẩm của doanh nghiệp nhất ? Ưu điểm và nhược điểm của mình so với đối thủ cạnh tranh là gì ?…Đây là vấn đề cần phải có trong 1 chiến lược kinh doanh.

Mục tiêu của doanh nghiệp

Các bạn phải phân biệt được mục tiêu và mục đích, mục đích bao gồm mục tiêu. Cụ thể, mục đích của doanh nghiệp là sản phẩm số một thế giới, còn mục tiêu là giành lại 70% khách hàng từ đối thủ. Khi có được mục tiêu, chúng ta mới có thể thực hiện được các mục đích xa hơn.

Xác định được mục tiêu, chúng ta mới có thể lập kế hoạch, tạo được chiến lược cụ thể, rõ ràng nhất. Để dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ, nếu có mục tiêu rõ ràng, thì khả năng thành công rất cao.

Xác định chiến thuật

Sau khi đã có chiến lược, chúng ta cần xác định chiến thuật cụ thể. Cụ thể là xác định phương thức thực hiện như thế nào ? Ví dụ như chúng ta thực hiện chiến dịch ABC nào đó để triển khai nhằm vượt mặt đối thủ cạnh tranh. Bằng các chiến thuật khác nhau có thể là tạo viral clip, Hay quảng cáo offline, online…

Xác định chiến lược kinh doanh như thế nào
Xác định chiến lược kinh doanh như thế nào

Mục tiêu là gì?

Cần xác định mục tiêu về lợi nhuận nhằm tăng doanh thu liên quan về tài chính và mục tiêu phi lợi nhuận. Nhằm xây dựng thương hiệu, tăng khả năng nhận biết thương hiệu từ khách hàng.

Ví dụ: Đối với mục tiêu lợi nhuận, tăng doanh thu doanh nghiệp cần thực hiện các vấn đề về sản phẩm, chăm sóc khách hàng,… ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản doanh nghiệp. Còn đối với chiến lược mục tiêu phi lợi nhuận, doanh nghiệp cần ra các quyết định truyền thông. Quảng bá hình ảnh thương hiệu trên internet.. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh gồm những gì?

Chiến lược về sản phẩm

Trong kinh doanh, cạnh tranh giữa các thương hiệu cũng như giữa các công ty ngày càng gay gắt. Về các sản phẩm giữa các doanh nghiệp sự giống nhau đến khó tả. Vì thế, doanh nghiệp cần đưa ra mục tiêu rõ ràng, để có các cách thực hiện được mục tiêu đó. Cũng như để dễ dàng ra chiếc lược cụ thể, nhằm dễ dàng thực hiện một cách hiệu quả.

Sản phẩm của doanh nghiệp cần có sự khác biệt giữa các đối thủ, có thể là mùi vị, bao bì,.. Đưa ra chiến lược nghiên cứu sản phẩm của đối thủ, hay phân tích quá trình kinh doanh của đối thủ. Nên khảo sát thêm nhu cầu hiện nay của khách hàng là gì ? Cụ thể như mùi vị được ưa chuộng (như mỳ cay, chúng ta có thể bắt trend vị cay). Sau đó, so sánh giữa doanh nghiệp của chúng ta và đối thủ, doanh nghiệp nào đã đáp ứng được điều đó.

Nếu đối thủ chưa đáp ứng được, lúc này doanh nghiệp của chúng ta nên ra chiến lược ngay lập tức. Với mục tiêu là chiếm được thị phần ưa chuộng vị cay đó.Trường hợp đối thủ có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đó trước hay sau doanh nghiệp của chúng ta. Lúc này việc mà doanh nghiệp của chúng ta cần làm là nâng cao chất lượng dịch vụ. Cũng như về dịch vụ chăm sóc khách hàng, huấn luyện nhân viên về thái độ phục vụ khách hàng…

Tìm hiểu chiến lược phát triển kinh doanh
Tìm hiểu chiến lược phát triển kinh doanh

Về tài chính

Khách hàng ngày nay thay đổi nhu cầu liên tục hay thường nâng cao nhu cầu, do internet bùng nổ lan truyền quá nhanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần linh hoạt về vấn đề tài chính để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ: Khách hàng yêu thích vị cay, để đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Bạn cần tái định vị sản phẩm hoặc ra sản phẩm mới. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần nguồn vốn. Vì vậy doanh nghiệp cần ra chiến lược tìm đối tác, tìm vốn đầu tư…

Chiến lược vận hành

Cần xác định cụ thể việc vận hành nhằm tối đa hóa lợi nhuận cũng như làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Cắt giảm chi phí bao gồm các loại phí vận chuyển, lương nhân viên, môi trường…

Chiến lược về giá

Doanh nghiệp cần có minh bạch về giá. Cụ thể như nếu sản phẩm của doanh nghiệp bạn và đối thủ là sữa bổ dưỡng. Cùng 1 sản phẩm, nhưng lại có giá khác nhau. Vậy doanh nghiệp bạn cần có chiến lược thuyết phục khách hàng chấp nhận mức giá của mình như thế nào ? Vì dinh dưỡng mang lại ở mỗi sản phẩm là như nhau. Ví dụ có loại sữa giúp tăng chiều cao, loại khác giúp thông minh.

Chiến lược là gì, mục tiêu, gồm những loại nào ? Nếu bạn xem bài viết từ đầu đến đây, thì cũng thấy rằng bài viết đã tổng hợp các kiến thức. Giúp đọc giả có được nền tảng kiến thức về chiến lược một cách vững chắc nhất. Bên cạnh còn giúp bạn phân biệt chiến dịch và chiến thuật. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức mà bạn đang tìm kiếm.