Startup là gì – Chia sẻ kinh nghiệm Startup từ những người thành công
Startup là gì ? Trong vài năm trở lại đây, cụm từ này được nhắc đến thường xuyên. Có thể được nhắc đến nhiều như vậy là nhờ chương trình “Thương vụ bạc tỷ”. Đây là cụm từ mà các bạn trẻ hay những doanh nghiệp mới thành lập thường rất quan tâm. Nhưng số đông có thể chưa nắm rõ về Startup là gì. Bài viết sau đây Startup Nation sẽ giúp các bạn hiểu rõ về cụm từ nhé!
Khái niệm Startup là gì
Startup hay Start-up có nghĩa là khởi nghiệp,bắt đầu, khởi đầu tự mình đưa ra sáng kiến nào đó thực hiện nó. Bạn sẽ phải chủ động quản lý công việc cũng thực hiện nó nhằm tạo doanh thu. Tạo ra lợi nhuận cho cá nhân, mang lại giá trị hay lợi ích cho cộng đồng. Hoặc tự bản thân mở ra cửa hàng, thành lập công ty với mục đích phát triển nó theo ý tưởng cá nhân bạn.
Xem thêm Bài học thành công từ tỷ phú Donald Trump
Ví dụ về Startup
Bạn là sinh viên,là người vừa xin nghỉ việc công ty, hay là một học sinh.. bạn có niềm đam mê kinh doanh, bạn có ý tưởng mở một quán ăn, hay thương mại một sản phẩm gì đó có sinh lời. Với mục đích phát triển công việc này lâu dài, bạn mở rộng và mang lại trị từ sản phẩm này đến khách hàng.
Mục tiêu của Startup là gì
Nhu ở trên mình có giải thích, Startup là khởi nghiệp là khi bạn làm một công việc tạo ra doanh thu. Mang lại giá trị cho mọi người cũng như khách hàng mục tiêu.Công việc này có thể khá mới mẻ đối với bạn, mục tiêu ban đầu của Startup có thể là thử nghiệm chúng.
Bên cạnh việc thử nghiệm, bạn còn tập trung phải sửa đổi, điều chỉnh chúng cho phù hợp với tất tần tật mọi thứ xung quanh như: Sản phẩm của bạn phù hợp hoàn toàn với khách hàng hay không ? Quá trình cung cấp và tạo ra sản phẩm có phù hợp với địa lý không ? Có đúng quy trình như dự tính không ?…Ngoài ra, sau khi thử nghiệm và sửa đổi, những việc đã xảy ra có như đúng kế hoạch ban đầu hay không ?
Tất cả đều vì mục tiêu giúp thương hiệu hoạt động phát triển bền vững. Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp của bạn và ngày càng vươn xa hơn. Vượt mặt các đối thủ hoặc là một thương hiệu độc quyền mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng.
Xem thêm Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Startup có những đặc điểm gì
Theo tổng hợp các ý kiến từ những chuyên gia trong kinh doanh, những ý kiến chia sẻ từ các doanh nhân thành đạt. Những người khởi nghiệp đã thành công thì Startup có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất: Người Startup phải có Lòng đam mê vô bờ bến, hết lòng vì công việc. Luôn biết cầu tiến, phát triển mang lại giá trị cho cộng đồng.
Thứ hai: Nhờ mong muốn hết lòng, tận tâm vì công việc mang giá trị, sản phẩm vô cùng ý nghĩa cho mọi người. Các Startup luôn không ngừng sáng tạo, luôn đổi mới sản phẩm và phát triển. Thay đổi bản thân ngày một tố hơn.
Thứ ba: Các Startup luôn làm việc trong môi trường thân thiện, biết quan tâm mọi người xung quanh. Đặc biệt là những thành viên cùng họ xây dựng thương hiệu mang lại lợi ích cho khách hàng.
Thứ tư: Quan trọng nhất là khi đã Startup thật sự bạn phải có niềm tin không bao giờ sợ thất bại. Luôn biết cách tự đứng lên mỗi khi vấp ngã, hay luôn làm lại. Tìm cách khác mỗi khi thất bại, không còn cách nào khác đó là sự kiên trì. Thực hiện đến khi nào thành công và luôn luôn muốn vươn xa hơn nữa.
Xem thêm Pr là gì ? Pr có vai trò như thế nào trong Startup của bạn
Những kinh nghiệm giúp cho Startup của bạn thành công
Startup cần nhiều yếu tố bên ngoài và cả những yếu tố bên trong. Dựa vào những đặc điểm của người Startup thành công, những tỷ phú, người nổi tiếng trên thế giói chia sẻ. Sau đây là một số kinh nghiệm để Startup thành công, cụ thể hơn đặc điểm, ý tưởng, tài chính doanh nghiệp.
Ý tưởng khác biệt
Ý tưởng khác biệt không phải là bạn khác biệt với các cửa hàng, công ty đối thủ khác là thành công. Mà phải dựa vào nhiều yếu tố. Đầu tiên, để Startup chúng ta cần có ý tưởng thật độc đáo. Về nhu cầu của khách hàng hiện nay mà chưa có nguồn cung, chưa có nơi nào cung cấp cho khách hàng. Vì vậy các ý tưởng startup của bạn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng cũng như khả năng của họ.
Nếu ý tưởng của chúng ta đã có doanh nghiệp thực hiện, hãy nghiên cứu xem họ đã đáp ứng, vừa lòng khách hàng hay chưa. Khách hàng còn thấy hạn chế gì về sản phẩm đó ? Sau khi biết được điểm hạn chế của các đối thủ khác, bạn có thể tối ưu nó tốt hơn.
Ví dụ: Đơn giản về sản phẩm là bánh của công ty A, khách hàng khá ưa chuộng nhưng giá khá đắt. Vậy các Startup có thể nghiên cứu vì sao bánh này có giá đắt như vậy ? Startup có thể dùng các biện pháp gì ? Như thế nào nhằm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn giữ nguyên chất lượng ? Giữa 2 sản phẩm không có nhiều sự khác biệt về mùi vị. Nhưng về giá sản phẩm của công ty B rẻ hơn, thì bạn sẽ chọn mua sản phẩm của công ty nào?
Lên kế hoạch để kinh doanh
Sau khi đã có ý tưởng khác biệt, Startup nên lên bản kế hoạch cụ thể:
+ Thứ nhất, Startup có thể bỏ bao nhiêu vốn để đầu tư khởi nghiệp cho ý tưởng này ?
+ Thứ hai, mục đích mà Startup thực hiện ý tưởng này là gì ?
+ Thứ ba, Startup thực hiện ý tưởng với mục tiêu cuối cùng là gì ?
Các Startup nhất định phải trả lời 3 vấn đề này trong bản kế hoạch. Nếu không đừng nghĩ đến việc khởi nghiệp để có doanh thu.
Hiện nay có quá nhiều các Startup thích là bắt tay vào làm và thực hiện những ý tưởng của riêng họ. Các Startup này ít hoặc không quan tâm cũng như để ý đến như cầu sở thích của khách hàng. Họ không hề nghiên cứu thị trường, không biết khách hàng đang cần gì ? Startup cũng không rõ sản phẩm của họ giúp được gì cho khách hàng ? Không có mục đích cho ý tưởng và quan trọng là không có đủ vốn cho quá trình khởi nghiệp của họ.
Bởi vì, các Startup không hề lên kế hoạch dựa trên 3 vấn đề trên. Chúng ta có thể thấy nếu Startup nào chuẩn bị, trả lời đầy đủ các câu hỏi trên. Con đường khởi nghiệp sẽ ít khó khăn hơn, ngoài ra có thể giúp Startup phát triển, thành công nhanh hơn dự tính.
Nên thử nghiệm trước
Làm gì cũng vậy, không có gì là chắc chắn mình sẽ thành công 100%. Thế nên các Startup cần phải dành thời gian, công sức, số vốn nhỏ cho lần thử nghiệm. Vì khi thử nghiệm, chúng ta sẽ biết được những ý tưởng, kế hoạch đã có trước đó, có chính xác với thực tế không.
Nhờ thử nghiệm trước, các Startup có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn. Hãy thử nghiệm với một số khách hàng, sau đó xem phản ứng và nghe những phản hồi từ họ. Qua đó phân tích đối tượng khách hàng xem sản phẩm của mình có phù hợp với thực tế không ? Với những phản hồi từ khách hàng có thể giúp Startup của bạn phát triển thêm ý tưởng, giúp ý tưởng hoàn hảo hơn.
Xem thêm Tổng hợp 11 cách kiếm tiền đơn giản nhưng không phải ai cũng biết
Xem xét vấn đề tài chính
Ai cũng biết rằng để khởi nghiệp thì cần số vốn không hề nhỏ, vậy gồm các chi phí nào ? Đó là chi phí sinh hoạt trong thời gia thực hiện ý tưởng, chi phí thực hiện ý tưởng. Chi phí duy trì nếu kế hoạch chưa thành công như mong muốn,…
Vậy để khởi nghiệp cũng như Startup cho ý tưởng của bạn, có cần phải chuẩn bị số vốn lớn ? Hay sẵn sàng vay nợ để chi trả cho chi phí của kế hoạch kinh doanh của mình ? Đặc biệt, sẵn sàng bỏ công việc hiện tại để tập trung cho kế hoạch của bản thân.
Phải có đồng đội
Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Câu nói này không hề sai dành cho tất cả mọi người. Nếu Startup cần có đồng đội thực hiện cùng để phát triển. Startup nên cần đó đội ngũ, những con người cùng sở thích, cùng ý tưởng để làm việc sẽ giúp bạn thành công hơn.
Ngoài các vấn đề cần thiết trên, Startup còn nghiên cứu về pháp lý, chọn nhà cung cấp. Cuối cùng, Startup và nhân viên của mình cùng nhau thực hiện ý tưởng theo kế hoạch đã có. Nhằm đạt được doanh thu như mong muốn và quan trọng là mang lại giá trị, lợi ích cho khách hàng.
Lời kết về Startup
Bài viết này đã giải thích cũng như giúp bạn làm rõ khái niệm Startup là gì ? Mục tiêu Startup là gì ? Những vấn đề cần lưu ý hay kinh nghiệm để Startup của bạn hạn chế rủi ro hơn.
Tóm lại, Startup là khởi nghiệp với mục đích mang lại lợi ích, trước tiên là cho mình. Sau đó mới giúp ích cho xã hội, cho cộng đồng. Hy vọng độc giả tìm được thông tin mình đang tìm kiếm. Mong rằng có thể hỗ trợ độc giả tiếp nhận thêm những vấn đề hữu ích trong cuộc sống.