Franchise là gì – Giới thiệu về mô hình Franchise
Franchise là gì – Thị trường kinh tế phát triển, mua bán kinh doanh trở thành lĩnh vực thu hút nhiều người đầu tư. Bởi có thể thu lợi nhuận và làm giàu một cách nhanh chóng nhất. Không chỉ riêng trong kinh doanh, mà hầu hết các lĩnh vực khác hiện nay đều có nhiều thuật ngữ dùng trong ngành. Trong đó Franchise hiện đang là một thuật ngữ phổ biến trong giới kinh doanh.
Franchise quá lạ lẫm đúng không nào ? Khi bạn đọc bài viết này tôi chắc chắn rằng bạn cũng đang thắc mắc Franchise là gì ? Được hiểu như thế nào ? Franchise có những quy định và chính sách ra sao trong kinh doanh ? Hãy cùng Startup Nation tìm hiểu về thuật ngữ ngày trong bài viết hôm nay nhé!
Nguồn gốc định nghĩa Franchise
Franchise xuất hiện với ý nghĩa là một thuật ngữ dùng để chỉ phương thức kinh doanh, kinh doanh nhượng quyền. Thuật ngữ này chỉ mới xuất hiện trong thời gian mới đây, tuy nhiên lại thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Trong tương lai gần Franchise sẽ trở thành một trào lưu kinh doanh mới mẻ.
Franchise nghĩa là gì
Theo từ điển tiếng Pháp dịch sang thì “franc” trong franchise mang nghĩa là “free”, tức là tự do. Franchise tại Việt Nam được hiểu là một hình thức kinh doanh nhượng quyền. Cho phép người đầu tư là các cá nhân hay tổ chức buôn bán các loại hàng hoá, dịch vụ ở một địa điểm, khu vực cụ thể.
Nhượng quyền kinh doanh được hiểu là một dạng quan hệ hợp tác kinh doanh. Theo đó một bên sẽ cho phép bên còn lại sử dụng lại hệ thống kinh doanh của mình. Sau khi đã có những thử nghiệm kinh doanh có hiệu quả bằng thương hiệu, hình thúc, công thức.. để thu lại phí trong thời hạn hợp đồng ký kết giữa hai bên.
4 Loại hình Franchise phổ biến hiện nay
Management franchise là gì
Đây là hình thức nhượng quyền có sự tham gia quản lý của bên nhượng quyền. Bên cạnh việc chuyển nhượng sở hữu về thương hiệu cũng như mô hình và công thức kinh doanh. Bên nhượng quyền còn cung cấp người điều phối quản lý doanh nghiệp.
Full business format franchise là gì
Hình thức nhượng quyền này mang tính hoàn thiện hơn với yêu cầu của cả hai bên. Bên nhượng quyền sẽ tiến hành chia sẻ và nhượng quyền 4 dạng sản phẩm cơ bản:
+ Hệ thống chiến lược, mô hình, các quá trình vận hành, những chính sách quản lý, điều hành, huấn luyện, chiến dịch marketing.
+ Những bí quyết về công nghệ sản xuất và quá trình kinh doanh.
+ Chuỗi hệ thống thương hiệu.
+ Các dòng sản phẩm và dịch vụ.
Đối với bên mua quyền có trách nhiệm chi trả thanh toán cho bên nhượng quyền đầy đủ các khoản phí theo đúng thời gian như trong hợp đồng. Thông thường có 2 loại phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động định kỳ theo doanh số.
Equity franchise là gì
Một hình thức nữa trong Franchise đó là nhượng quyền có đầu tư vốn. Bên nhượng quyền được góp một phần vốn đầu tư có tỉ lệ tương đối nhỏ, dưới dạng liên doanh. Mục đích của hình thức này sẽ giúp cho bên nhượng quyền dễ dàng kiểm soát được hệ thống. Mặc dù, tỉ lệ vốn góp không quá lớn, tuy nhiên bên nhượng quyền vẫn có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của bên mua quyền.
Non-business format franchise là gì
Hình thức nhượng quyền này không mang tính toàn diện. Về mặt nguyên tắc quản lý lỏng lẻo hơn so với các hình thức nhượng quyền còn lại. Hình thức nhượng quyền bao gồm một số trường hợp phổ biến như:
Product distribution franchise – Nhượng quyền trong phân phối sản phẩm và dịch vụ.
Marketing franchise – Nhượng quyền về công thức sản xuất và quảng cáo.
Brand franchise/Trademark license – Nhượng quyền nhãn hàng, thương hiệu.
Một số thương hiệu kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hình thức Franchise ngày càng được phổ biến rộng rãi. Nhất là trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán coffee.. Thu hút nhiều sự quan tâm từ nhiều nhà đầu tư.
Một số thương hiệu nổi tiếng nhượng quyền nhiều nhất hiện nay có thể kể đến như: Gongcha, Domino’s Pizza, Dunkin’ Donuts, Pizza Hut ,McDonald’s, , KFC,…nhượng quyền coffee milano. Nhượng quyền coffee Phúc Long, Nhương quyền cửa hàng bánh mì Tuấn Mập..
Hình thức kinh doanh này mang đến những lợi ích cho các nhà đầu tư về tiết kiệm thời gian. Chi phí setup mặt bằng kinh doanh,kiến trúc quán.. Không tốn nhiều thời gian cho việc suy nghĩ, thiết kế những ý tưởng, tuyển dụng nhân sự tài năng.
Quan trọng hơn, khi nhượng quyền với những nhãn hàng, thương hiệu nổi tiếng. Chủ đầu tư không cần phải tốn công, đau đầu tìm kiếm để xây dựng thương hiệu. Xây dựng kế hoạch nhằm thu hút, tiếp cận nhiều khách hàng.
Tuy nhiên, không phải bước đi nào trong kinh doanh cũng đều thành công. Mô hình franchise trước mắt mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Song bên cạnh đó cũng có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Vì vậy trước khi đổ vốn vào đầu tư, chủ đầu tư cần phải có những quyết định và xem xét kỹ lưỡng. Nhằm hạn chế tối đa những khả năng thất bại có thể xảy ra.